Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Các tiêu chí cho hộp đen đạt chuẩn

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã yêu cầu các tỉnh thành kiểm tra doanh nghiệp vận tải thay thế thiết bị không hợp chuẩn, thiết bị chưa trích xuất được dữ liệu cần thiết, chưa có bộ phận theo dõi an toàn giao thông… để nghiêm túc thực hiện theo Nghị định 71 và xử phạt vào ngày 1/7.

  
Hộp đen phải đủ 6 tiêu chí

   Theo Nghị định 91, từ ngày 1/7/2011, xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định có cự ly từ 500 km trở lên, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, bắt buộc phải gắn hộp đen.

   Tuy nhiên, Chính phủ đã cho lùi thời hạn xử phạt các doanh nghiệp không lắp đặt hộp đen đến 1/7/2013.

   Sau ngày 1/7/2013, những trường hợp không lắp đặt hộp đen theo quy định sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 - 3 triệu đồng/lần.

   Hiện nay, theo quy định của Bộ GTVT, các xe ô tô khách, xe du lịch và xe container muốn được cấp phép mới thì vẫn bắt buộc phải lắp hộp đen hợp chuẩn. Cả nước hiện có khoảng 48.000 xe trong diện phải lắp thiết bị giám sát hành trình.


Xe không có hộp đen sẽ bị xử phạt từ ngày 1/7/2013

   Ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho biết: Hộp đen phải xuất được 6 dữ liệu bắt buộc: Thông tin xe, thiết bị của xe; thông tin lái xe, tốc độ của xe; lộ trình; số lần dừng, mở cửa xe; đặc biệt là giám sát được giờ hoạt động của lái xe, xem tài xế có thực hiện nghiêm quy định không lái xe liên tục 4 giờ và không chạy quá 10 giờ/ngày... Cùng với đó, thiết bị phải lưu trữ số liệu được 1 tháng và 1 năm với nhà cung cấp.

   Tuy nhiên, ông Huyện cũng thừa nhận việc chưa hoàn chỉnh các khâu cho việc lắp đặt hộp đen giám sát hành trình xe chạy vào ngày 1/7 tới đây. Ông Huyện nói: "Hộp đen có hệ thống báo động tự động và được phép cài đặt ở tốc độ quy định tối thiểu. Để hoàn chỉnh tuyệt đối Bộ GTVT đang đầu tư làm chương trình bản đồ kỹ thuật số, sau đó sẽ dùng cho toàn bộ hệ thống giao thông cả nước. Khi ứng dụng bản đồ này sẽ tích hợp được tất cả thông tin lái xe, trạng thái xe và DN chủ quản…".

  
Nhiều nơi sản xuất hộp đen kém chất lượng

   Trước đó, vào ngày 7/5, sản phẩm hộp đen của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ Sao Việt không được lắp đặt trên các xe ô tô.

   Bộ GTVT cũng ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm hộp đen của công ty này vì phát hiện thấy nhiều sai phạm, không cung cấp đủ các tiêu chuẩn quy định.

    Ngày 2/5, Bộ GTVT cũng thu hồi giấy chứng nhận hợp quy của Công ty cổ phần Viễn thông Vạn Xuân và công ty này không được phép lắp đặt hộp đen trên xe ô tô từ ngày 2/5.

   Đến ngày 3/5, Bộ GTVT tiếp tục thông báo chấm dứt việc chỉ định thử nghiệm hộp đen của xe ô tô đối với Trung tâm Đo lường thuộc Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Quốc phòng).

 Vietglobal chuyên dinh vi oto - giám sát hành trình xe 24/24 theo quy đnh ca B GTVT, dinh vi xe may - chng trm xe tt nht, bo v tài sn cá nhân, dinh vi xe hoi. liên h vgl.com.vn

 

Theo baodatviet.vn

GPS - Giới thiệu Định vị toàn cầu

GPS - Giới thiệu Định vị toàn cầu
  • GPS là hệ thống định vị toàn cầu hoạt động dựa trên 24 vệ tinh GPS, có quỹ đạo bay xung quanh trái đất.
  • Các vệ tinh này truyền số liệu vị trí và thời gian xuống trái đất liên tục cả ngày và đêm trong mọi điều kiện thời tiết.
  • GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự
  • Từ năm 1983 chính phủ Mỹ cho phép sử dụng hệ thống định vị toàn cầu trong dân sự.


GPS - Các thành phần

Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.
Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng lên quỹ đạo vào năm 1978. Đến năm 1994 đã phóng đủ 24 vệ tinh.
Về bản chất máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
 
§Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động.
§Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).
§Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động nhiều thông tin khác.
§Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc sử dụng GPS trên máy thu.
 GPS - Tín hiệu và dữ liệu








§Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến công suất thấp dải L1 và L2. (dải L là phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân sự dùng tần số L1 1575.42 MHz trong dải UHF.
§Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là chúng sẽ xuyên qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhưng không qua phần lớn các đối tượng cứng như núi và nhà.
§L1 chứa hai mã "giả ngẫu nhiên"(pseudo random), đó là mã Protected (P) và mã Coarse/Acquisition (C/A) => để tính toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu GPS.
 
§Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên văn và dữ liệu lịch.
üMã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được quả vệ tinh nào là phát thông tin nào.
üDữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết quả vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời điểm trong ngày.
üDữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi quả vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng thái của vệ tinh (hoạt động tốt hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt lõi để phát hiện ra vị trí.